Cotton hay vải bông là hàng hóa đã xuất hiện hàng ngàn năm nay, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Đến nay, Cotton vẫn là hàng hóa nhận được sự quan tâm, không chỉ người tiêu dùng mà còn từ phía nhà đầu tư. Đó là lý do giao dịch Cotton CFD luôn ghi nhận khối lượng lớn tại các sàn môi giới.
Tổng quan về vải bông và hàng hóa Cotton
Bông là một loại sợi mịn, mọc trong quả bông hoặc vỏ bọc xung quanh hạt của cây bông. Bông là một loại cây bụi, nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt trên khắp thế giới.
Cùng nhìn qua vị trí Cotton được trồng phân bố trên thế giới sau lược đồ sau: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ, Brazil Úc và Arhentina và 1 góc Pakistan cũng như Uzbekistan
Cây bông vô cùng đa dạng về chủng loại, hiện nay đã được thuần hóa để tăng năng suất và trồng trong nhiều điều kiện khác nhau.
Quá trình trồng cây bông và sản xuất ra Cotton trải qua nhiều công đoạn:
- Trồng bông: Cần làm tơi đất, tạo thành luống. Mất 2 tháng để những hạt hoa liti xuất hiện từ những bụi cây bông xanh mướt. 3 tuần sau đó, hoa bắt đầu nở và cánh hoa chuyển dần từ trắng sang vàng rồi chuyển sang hồng và đỏ. Sau đó hoa sẽ rụng khỏi cây để lại những quả màu xanh lá cây và chính là quả bông.
- Các quả bông này sẽ phát triển thêm, các sợi nhỏ hình thành bên trong. Khi chín, các sợi bông nở ra dưới ánh mặt trời, bung ra khỏi vỏ dưới dạng bông mịn.
- Thu hoạch: Bông được trồng với diện tích lớn, khi đã chín đều sẽ được thu hoạch bằng máy móc hiện đại và chuyển đến nhà xưởng để tiếp tục xử lý.
Giới thiệu về Cotton CFD
Cotton CFD hay còn được biết đến là hợp đồng giao dịch bông sợi tương lai. Đây là hình thức giúp các doanh nghiệp bảo hiểm giá hàng hóa với mặt hàng bông sợi trước biến động của thị trường. Bạn hoàn toàn không sở hữu về mặt sản phẩm cotton mà chính là giá trị của cotton để giao dịch trên sàn forex. Số liệu sau sẽ cho bạn thấy sản phẩm này trên sàn XTB như sau:
- Giao dịch tại: Sàn XTB
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: USD.
- Đơn vị hợp đồng: pound (1 pound ~ 0.45 kg).
- Độ lớn hợp đồng: 5.000 pound ~ 22.5 tấn.
- Bước giá tối thiểu: 0.01 cent / 1 pound.
- Biên độ giao động hàng ngày: 50 giá tương đương 1 lot.
- Thời gian giao dịch: 5 ngày trong tuần (Thứ 2 – Thứ 6).
- Các tháng giao dịch: Tháng 3, 5, 7, 10, 12.
Tình hình sản xuất bông trên thế giới hiện tại
Bông được sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng bông trong giai đoạn 2020 – 2021 sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm, đạt 116.2 triệu kiện và so với năm trước giảm 5%. Diện tích trồng bông được sự báo giảm xuống 6% con 33.0 triệu ha.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất hàng đầu khoảng 25% tổng sản lượng, Trung Quốc đóng góp 23%, Mỹ đóng góp 15% và Brazil đóng góp khoảng 10%. Bốn quốc gia hàng đầu chiếm 73% sản lượng bông toàn cầu.
Ngoài ra, các quốc gia trồng bông nhiều nhất thế giới còn có sự góp mặt của: Pakistan, Úc, Turkey, Mexico, Burkina Faso, Uzbekistan.
Trung Quốc là nước xuất khẩu bông nhiều nhất thế giới, khoảng 100.000 nông dân trồng bông, 7.500 công ty dệt may và 72 tỷ đô la Mỹ quần áo xuất khẩu được làm từ bông.
Đồng thời Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu bông nhiều nhất cùng với mỹ và Việt Nam. Lượng bông nhập khẩu của Trung Quốc khoảng 17% lượng bông toàn cầu.
Yếu tố nào tác động giá cotton?
Để đánh giá chính xác sự dao động giá Cotton CFD nhà đầu tư cần xác định được yếu tố ảnh hưởng đến giá bông trên thị trường quốc tế.
- Dự trữ vải bông trên toàn thế giới: Khi các quốc gia có xu hướng dự trữ khối lượng bông lớn hơn nhằm đảm bảo nguồn cung, giá bông tại quốc gia đó có xu hướng tăng cao hơn. Nếu quốc gia đó bán bông dự trữ hay các quốc gia dự trữ ít hơn thì giá bông có xu hướng giảm.
- Chính sách của các chính phủ: Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ ngành bông có thể làm nguồn cung tăng, giá bông giảm. Đặc biệt chính sách tại các quốc gia trồng và sản xuất bông hàng đầu.
- Khí hậu: Thời tiết ấm áp, mưa nhiều, ít ảnh hưởng bởi sương giá giúp bông phát triển tốt, năng suất cao, sản lượng lớn và giá giảm.
- Sản phẩm thay thế: Chủ yếu là Polyester.
- Giá dầu thô: Để sản xuất cotton cần máy móc, xe cơ giới và chiếm một phần chi phí khá lớn. Chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới giá bông và Cotton CFD, ví dụ giá dầu tăng làm giá bông và Cotton CFD tăng.
- Đồng USD: Bông hay Cotton CFD có tỉ lệ nghịch với giá đồng đô la Mỹ. Khi đồng USD tăng làm giá bông giảm, ngược lại giá USD giảm giá bông tăng.
Hướng dẫn giao dịch Cotton CFD
Bông là hàng hóa có khối lượng giao dịch lớn nên không bất ngờ khi Cotton CFD nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng trader. Giao dịch với Cotton CFD ngày càng dễ dàng và XTB là sàn môi giới uy tín, chất lượng được đông đảo trader tin tưởng.
- Đăng nhập vào tài khoản đã được xác minh của XTB.
- Trên nền tảng giao dịch XTB, tìm kiếm mã sản phẩm Cotton CFD trên thanh công cụ tìm kiếm.
- Phân tích sản phẩm, thị trường dựa vào biểu đồ và công cụ phân tích.
- Lên chiến lược và thực hiện lệnh mua/ bán để chốt lời.
Cotton CFD là sản phẩm đầu tư nhận được đông đảo sự quan tâm từ cộng đồng trader. Hiện nay giao dịch Cotton CFD đơn giản, an toàn hơn rất nhiều với sàn môi giới quốc tế XTB. Bài viết sau hy vọng bạn đã hiểu hơn về sản phẩm độc đáo này