Nhắc đến cà phê ai cũng sẽ biết 1 loại thức uống ăn vào trong máu người Việt Nam. Nhưng mấy ai biết được điều này? Vùng đất trồng cà phê tại Việt Nam ở đâu nhiều nhất? Cùng Cà Phê CFD tìm hiểu ngay sau nhé.
Cà phê đã theo dấu chân các giáo sĩ Pháp vào Việt Nam từ thế kỷ 19 và từ đó đã phát triển mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia có lượng cà phê xuất khẩu cao nhất thế giới.
Sản lượng cà phê ở Việt Nam tổng hợp có sự tăng dân ổn định từ năm 2010 với 554.8 / 1000 hecta cho đến thời điểm 715.8 hecta năm 2023.
Để đạt được những thành tựu này, sự dung hòa giữa “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là điều quan trọng và quyết định. Trong đó, “địa lợi” là một trong những yếu tố quan trọng và thúc đẩy cà phê Việt Nam có những bước tiến đáng kể.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, ước tính sản lượng cà phê cho năm thị trường Việt Nam 2021/2022 đã được điều chỉnh lên 31,58 triệu bao (tương đương với hạt xanh) do năng suất cao hơn. Điều này phản ánh sự nỗ lực và phát triển tích cực trong ngành cà phê của Việt Nam. 🌿☕
Khi nhắc đến những vùng trồng cà phê ở Việt Nam, trước tiên phải kể đến các tỉnh Tây Nguyên, nổi tiếng với các vùng trồng cà phê như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (tỉnh Lâm Đồng) và đặc biệt là Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) – được coi là vựa cà phê Robusta hàng đầu thế giới.
Cao nguyên vùng đất trồng cà phê lâu đời
Dải đất Tây Nguyên, còn gọi là Cao Nguyên Trung Phần, có điều kiện đất đỏ bazan trù phú (chiếm 60% diện tích đất bazan cả nước), có khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, cấu trúc viên cục độ xốp bình quân 62-65%…
Với độ cao khoảng 500 – 600m so với mực nước biển, và khí hậu mát mẻ, nhiều mưa, đây là điều kiện lý tưởng cho việc trồng cà phê Robusta và một số cây công nghiệp khác.
Theo số liệu năm 2021, sản lượng cà phê ở Tây Nguyên của Việt Nam đạt khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. Tây Nguyên là khu vực chủ lực trong việc sản xuất cà phê của Việt Nam, đóng góp lớn vào tổng sản lượng cà phê của cả nước.
Trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk là nơi sản lượng cà phê cao nhất, và Buôn Ma Thuột (thủ phủ Đắk Lắk) là trung tâm vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam và hàng đầu thế giới cho cà phê Robusta.
Vùng đất Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột là một trong những vùng trồng cà phê lâu đời nhất tại Việt Nam. Trước khi chuyên canh cây cà phê Robusta ở đây, người Pháp đã tiến hành khảo sát kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu và các yếu tố khác để lựa chọn đúng vùng đất.
Các vùng trồng cà phê Robusta tại Buôn Ma Thuột như Ea Kao, Etam, Tân Lập, Tân Hòa, Tân An, Tân Lợi, Cư Ebut và một số huyện khác như Cư Mgar, Krong Ana… đều cho ra thể chất tốt, là loại cà phê thích hợp nhất để tăng độ mạnh của cà phê Espresso (gốc Milano) nhưng với tỷ lệ ít.
Với sản lượng cà phê Robusta đứng đầu cả nước, góp phần đưa sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam lên vị trí số 1 thế giới và cung cấp cà phê chất lượng cao nhất và hương vị đặc trưng nhất, Buôn Ma Thuột được coi là “thủ phủ cà phê”.
Tỉnh Lâm Đồng
Tuy nằm trên cùng dải đất Tây Nguyên nhưng cà phê Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành của tỉnh Lâm Đồng lại có nét đặc biệt riêng.
Đây là những vùng cao từ 1.500m so với mực nước biển trở lên, có nhiều vùng đồi dốc thoai thoải cùng khí hậu mát mẻ, là điều kiện lý tưởng để cây cà phê Arabica phát triển và sản sinh ra những hạt cà phê có chất lượng cao. Cà phê Cầu Đất được biết đến như “Bà hoàng” của các loại cà phê vì hương thơm quyến rũ đặc biệt của nó.
Huyện Khe Sanh tỉnh Quảng Trị
Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị) cũng là một vùng trồng cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít) nổi tiếng khác, với điều kiện địa lý phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á, làm đồng khô cỏ cháy và con người gan góc kiên trì nhất Việt Nam.
Cà phê Arabica tại Tây Bắc cũng có lịch sử trồng cà phê cả trăm năm, tuy sản phẩm không cao bằng các tỉnh Tây Nguyên nhưng đem đến sự đa dạng và phong phú cho cà phê Việt.
Gia Lai với cà phê Chư Sê
Ngoài những vùng trồng cà phê đã kể trên, Việt Nam còn có các vùng trồng khác như Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông), với diện tích 19.000 ha cà phê và sản lượng cao nhất tỉnh; Gia Lai với cà phê Chư Sê – mang đến hương vị sục sôi và đầy chất lửa; và nhiều vùng đất khác cũng đóng góp vào sự phong phú và đa dạng của cà phê Việt Nam.
Tây bắc Việt Nam
Thật thú vị ở 1 vùng đất khác phía bắc Việt Nam khí hậu lạnh hơn vẫn trồng được loại cây vàng nâu này. Chính là vùng Tây Bắc với tỉnh Sơn La và Điện Biên là 2 địa phương chủ yếu gieo trồng giống cây Arabica. Với độ cao từ 900 – 1200m so với mực nước biển, khí hậu ẩm ướt mưa và lạnh tạo nên chất lượng cà phê Arabica cao xịn xò.